Bạn đã bao giờ trực tiếp xem một trận thi đấu bóng rổ chuyên nghiệp? Chắc chắn bạn sẽ thấy được môn thể thao này cần tốc độ, sức mạnh và sức bật như thế nào. Mỗi cầu thủ bóng rổ là những người được tập luyện và có thân hình săn chắc. Tuy nhiên họ cũng không thể tránh được những va chạm, những chấn thương trên sân tập. Những chấn thương của cầu thủ bóng rổ đa phần tới từ chân, do họ vừa chạy nhanh và phải bật nhảy liên tục. Việc chấn thương là khó tránh nhưng chúng ta vẫn có nhiều cách để hạn chế thấp nhất việc xảy ra. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết những chấn thương khi chơi bóng rổ hay gặp và cách khắc phục nhé.
Mức độ phổ biến của chấn thương diễn ra khi thi đấu bóng rổ
Bóng rổ là một môn thể thao có tốc độ nhanh, mạnh mẽ. Vì vậy các cầu thủ cũng phải nhanh nhẹn và khỏe khoắn hơn thì mới có thể bắt kịp nhịp độ của trận đấu. Chấn thương không phải là vấn đề quá xa lạ với các cầu thủ bóng rổ nữa. Tuy nhiên, bạn có biết những chấn thương khi chơi bóng rổ phổ biến là gì không? Theo Hiệp hội chỉnh hình Hoa Kỳ, các chấn thương phổ biến, thường xảy ra với các cầu thủ bóng rổ bao gồm bong gân mắt cá chân, ngón tay bị kẹt, chấn thương đầu gối, thâm tím đùi và gãy chân.
Một tổng hợp 17 năm về chấn thương ở NBA cho thấy: “Các vận động viên chuyên nghiệp tại NBA có tỷ lệ chấn thương liên quan đến trò chơi rất cao. Viêm xương bánh chè là vấn đề nặng nề nhất trong khi bong gân mắt cá chân là chấn thương phổ biến nhất”.
Một vài tình trạng chấn thương và cách điều trị mà người chơi nên biết
Bây giờ chúng ta hãy khám phá một số chấn thương cụ thể và thường gặp đối với những người chơi bóng rổ. Đồng thời cùng các mẹo phòng ngừa, điều trị chấn thương nhé.
Chấn thương ở bàn chân và mắt cá chân
Bong gân mắt cá chân xảy ra khi bạn thực hiện các kỹ thuật chơi bóng rổ. Như vặn, cuộn hoặc xoay mắt cá chân quá mức. Dẫn đến việc một hoặc nhiều dây chằng ở mắt cá chân bị kéo dài hoặc rách. Chấn thương này thường dẫn đến tình trạng đau, sưng và cứng khớp. Tức là phạm vi chuyển động hạn chế ở mắt cá chân. Và có thể mất nhiều ngày, vài tuần hoặc vài tháng để chữa lành hoàn toàn. Nó tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bạn đã gặp phải.
Stephen Curry của Golden State Warrior là các cầu thủ bóng rổ NBA hay bị bong gân mắt cá chân thường xuyên. Vấn đề này ảnh hưởng đến sự nghiệp của hai cầu thủ một thời gian dài. Vì họ cần phải có một thời gian phục hồi.
Phòng ngừa bong gân mắt cá chân: Cùng với việc tăng cường cốt lõi (chiến lược số 1 của Steph Curry), thiết bị hỗ trợ và đồng phục phù hợp là rất quan trọng. Mang giày bóng rổ trong nhà để chống trượt, và cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho mắt cá chân. Đặc biệt nếu bạn dễ bị bong gân mắt cá chân thì có thể đeo băng vào phần mắt cá chân.
Điều trị bong gân mắt cá chân đơn giản bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá, ăn uống đầy đủ. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vài ngày. Bạn hãy tới ặp bác sĩ để chụp X-Quang hoặc nặng nhất là phẫu thuật. Vật lí trị liệu khi các triệu chứng ngay lập tức giảm đi. Đó là lúc các bài tập có thể hỗ trợ phục hồi hoàn toàn tình trạng này.
Chấn thương ở hông và đùi
Bầm tím đùi là một chấn thương phổ biến khác khi chơi bóng rổ. Thường là do khuỷu tay hoặc đầu gối của đối phương vô tình đập vào cơ đùi của người chơi. Cầu thủ NBA Kawhi Leonard đã bị chấn thương đùi. Vì chấn thương này trong mùa giải 2017-18 đã dẫn đến việc Leonard bị trao đổi từ San Antonio Spurs sang Toronto Raptors. Điều này có nghĩa là chấn thương đùi ảnh hưởng rất nhiều đến giải đấu.
Phòng ngừa chấn thương đùi và hông: Những chấn thương này không thể ngăn ngừa được trừ khi cầu thủ phải thực sự cẩn thận. Một là mặc quần bó sát bên trong hoặc đeo đai đệm đùi để bảo vệ thêm. Hai là tham gia thêm các bài tập thể thao khác như yoga và tập tạ. Điều này sẽ giúp cơ bắp của bạn thêm chắc chắn hơn đó.
Điều trị chấn thương ở hông và đùi: Cũng như bong gân mắt cá chân, điều trị ban đầu bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá và thực hiện chế độ ăn uống đủ chất để nhanh phục hồi. Khi các triệu chứng cấp tính đã giảm bớt, việc tập luyện nhẹ nhàng bằng vật lý trị liệu có thể giúp cầu thủ chấn thương có thể hoạt động trở lại.
Tình trạng chấn thương ở xương bánh chè
Như đã đề cập ở trên, hội chứng đau xương bánh chè – cảm giác đau phía sau xương bánh chè, nơi xương bánh chè (xương bánh chè) gặp xương đùi (xương đùi). Đây là một trong những chấn thương đầu gối phổ biến nhất ở những người chơi bóng rổ. Cơn đau là kết quả của tình trạng áp lực khớp quá mức do sự liên kết xương bánh xè kém. Và ảnh hưởng đến bề mặt khớp phía sau xương bánh chè.
Phòng ngừa hội chứng đau xương bánh chè: Tăng cường cơ bắp và cơ thể thông qua các buổi vật lý trị liệu, tập yoga hoặc pilates. Đeo thêm phần nẹp đầu gối có thể sẽ có lợi.
Điều trị hội chứng đau xương bánh chè: Điều trị ban đầu vẫn là nghỉ ngơi (tránh các hoạt động gây đau nhức). Sau đó chườm đá vào vị trí đau. Một khi đau và viêm, bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của y tế để phục hồi hoàn toàn.
Tình trạng chấn thương ở cổ tay và bàn tay
Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi cầu thủ bóng rổ thường gặp tình trạng chấn thương ở cổ tay và bàn tay. Do họ phải thực hiện các kỹ thuật chuyền bóng rổ, bắt bóng.
Phòng ngừa chấn thương ngón tay bị kẹt: Quan sát bóng một cách trực quan trước khi thực hiện các động tác cầm bóng và nhận bóng. Khi không có bóng, hãy để ý xung quanh vì bóng có thể đến tay bạn bất cứ khi nào.
Điều trị chấn thương ở cổ tay và bàn tay: Chườm đá sau đó dùng băng dính và dính ngón tay bị thương vào ngón tay kế bên. Điều này giúp cố định ngón tay và không để biết thương nghiêm trọng hơn. Nếu nó tình trạng sưng và đau không thuyên giảm sau vài ngày. Bạn hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để chụp X-quang. Và bạn nên nhận lời khuyên từ các bác sĩ nhé.
Tình trạng chấn thương ở đầu và mặt
Một chấn thương phổ biến không kém khi chơi bóng rổ là ở đầu và mặt. Đây cũng là chấn thương cuối cùng trong danh sách này.
Phòng ngừa chấn thương ở đầu và mặt: Chấn thương ở đầu và mặt do va chạm trong thi đấu thực sự không thể ngăn chặn được. Biện pháp tốt nhất đó là mỗi cầu thủ phải thật cẩn thận.
Điều trị chấn thương ở đầu và mặt: Làm sạch vết thương và khử trùng vết cắt. Dán băng để khâu vết thương tạm thời. Chườm đá nếu có thấy sưng hoặc đau. Trong trường hợp nặng, phải tiến hành khâu cấp tốc. Như với bất kỳ chấn thương nào khác ở đầu, hãy cảnh giác với các triệu chứng chấn động.
Lưu ý tất cả các trường hợp chấn thương phổ biến và thường gặp khi chơi/học bóng rổ mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên để tự bảo vệ cho bản thân mình và người khác nếu bắt gặp. Qua đây mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức khi thi đấu và xử lý khi mình gặp chấn thương. Những bài viết thú vị như vậy sẽ được chúng tôi chia sẻ trên trang tin tức. Nếu bạn muốn tham khảo có thể tìm đọc nhé. Chúc các vận động viên thi đấu và luyện tập thật tốt sau khi đọc được bài viết này.