Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức đã gặt hái được không ít những thành công, như vô địch FIFA World Cup bốn lần, vô địch EURO ba lần và là á quân, hạng 3 … ở nhiều giải đấu khác. Hình ảnh “cỗ xe tăng Đức” càn quét sân, sẵn sàng thổi tung mọi thứ có lẽ đã không còn xa lạ với những cổ động viên trung thành của làng bóng đá thế giới. Tại kỳ World Cup 2006, đội tuyển Đức ra sân được người hâm mộ ưu ái với biệt danh “cỗ xe tăng Đức”. Đến nay vẫn không ai biết chính xác biệt danh ấy bắt nguồn từ đâu, nhưng biệt danh này đã theo đội tuyển Đức từ nhiều năm cho nay. Cùng tìm hiểu xem, biệt danh “cỗ xe tăng Đức” có ý nghĩa như thế nào nhé.
Nguồn gốc cái tên “cỗ xe tăng Đức” ra đời
Có một sự thật là chính HLV của Đức là ông Michael Skibbe cũng không thể được lí giải được cái tên “cỗ xe tăng Đức” này. Thậm chí ông chỉ biết đến biệt danh ấy chỉ qua một lời bình luận viên trên truyền hình. Tuy nhiên khi ngẫm nghĩ lại họ mới thấy biệt danh rất chính xác so với nhiều biệt danh trước đó.

Biệt danh “Cỗ xe tăng” trước hết ở bản lĩnh sa trường của nó. Đội tuyển Đức nổi tiếng về sự lì lợm hiếm thấy. Từ khi vào sân cỏ tới khi rời sân cỏ, họ như chiếc xe tăng cứ lầm lũi chạy về tới đích. Họ chỉ biết đá và đá, mặc kệ khán giả hoan hô hay la ó. Thua cũng lầm lì đá, thắng cũng lầm lì đá. Xe tăng chưa bao giờ khoa trương cho thiên hạ thấy nó là xe tăng. Nó chỉ quan tâm tới cái đích. Vì thế lối đá của Đức thời kỳ đầu (trước thập niên 90 thế kỷ 20) tẻ nhạt khủng khiếp. Nhưng cũng hiệu quả khủng khiếp.
Như khối thép lạnh lẽo, trên sa trường, xe tăng cứ lầm lì tiến. Đối phương thua bỏ chạy nó cũng lầm lì tiến. Đối phương chặn phá bom mìn nó vẫn cũng lầm lì tiến. Trận thua tan tác 3-8 trước đội Hungary năm 1954, hay trận thắng tưng bừng 7-1 trước Brazil nửa thế kỷ sau đó, tuyển Đức đón nhận cùng một thái độ nhau: lầm lì đá và lầm lì tiến. Không khổ đau – thất vọng – sụp đổ khi thất bại. Không hí hửng – kiêu ngạo – chủ quan khi chiến thắng, đó là phẩm chất của xe tăng.
Dấu ấn tạo nên thương hiệu riêng
Cho đến thời điểm hiện tại, việc đội bóng đá Đức là một trong số những đội tuyển mạnh mẽ bậc nhất trong làng bóng đá là một điều không thể chối cãi. Từ khi thành lập đến nay, đội tuyển đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên đấu trường quốc tế. Họ để lại những dấu ấn tạo nên thương hiệu riêng. Đã có lúc chúng ta được chứng kiến một ” cỗ xe tăng ” không thể cản phá. Khi chỉ mới 20 phút đầu đã ghi tới 5 bàn thắng trước sự bất lực của đội tuyển Brazil. Nhưng có lúc lại khiến mọi người ngỡ ngàng khi gục ngã trước đội tuyển Ireland hay Ba Lan.

Nếu theo dõi đội tuyển lừng danh này bạn sẽ thấy họ có những cột mốc đáng nhớ. Như vào năm 1990, khi bàn thắng duy nhất của Andreas Brehme đã đưa “cỗ xe tăng Đức” vào trận chung kết. Hay world cup năm 2014 khi đội tuyển phá hủy mọi giới hạn giành tỷ số 4-0 trước Bồ Đào Nha. Hay cực phẩm 7- 1 trước đội tuyển Brazil để tiến thẳng vào trận chung kết.
Sức mạnh bên trong của một cỗ xe tăng Đức
“Cỗ xe tăng Đức” đã có 4 lần tiến vào bên trong trận bán kết. Có được chiến thắng vang dội ấy còn nhờ vào phần lớn lối đá phong phú, đoàn kết của cả một tập thể. Họ có chiến thuật thông minh và luôn thay đổi nó theo hoàn cảnh cụ thể. Họ khiến cho thế giới nể phục bởi tinh thần kỷ luật cao. Và luôn cố gắng hết sức cho mục tiêu chung của đội tuyển. Có thể thấy thắng thua với họ đều là một điều quá nỗi bình thường. Họ hiểu được vinh quang của bóng đá. Hiểu được thăng trầm của môn túc cầu này nên họ luôn để tinh thần ổn định nhất trước mọi thứ. Tinh thần ổn định đó nhiều khi khiến người hâm mộ gọi là lầm lì, chậm chạp.
Thế nhưng có một điều mà người ta thất vọng. Đó là khi “cỗ xe tăng Đức” đang ngày trở nên nhạt nhẽo và có phần phóng khoáng. Họ không còn những pha cản phá bất ngờ hay những cú lội ngược dòng đáng khâm phục nữa. Tuy vậy nó vẫn là một cỗ xe tăng khiến thế giới nhớ đến.