Cholitas Climbers, nhóm phụ nữ chuyên hành nghề leo núi tại Bolivia. Mới đây họ đã thiết lập một kỷ lục vô tiền khoáng hậu khó ai sánh bằng. Cả nhóm tổ chức một trận đấu bóng đá nữ ở độ cao 5.890m so với mực nước biển. Trên ngọn núi Huayna Potosi thuộc dãy Andes, gần thủ đô La Paz. Các cô gái mặc váy, mang theo chăn truyền thống và dụng cụ leo núi chinh phục thành công đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng. Họ cùng nhau thi đấu vui vẻ trong khoảng 20 phút dưới trời tuyết rơi dày đặc. Cùng nhiệt độ lạnh cóng và nồng độ oxy xuống thấp mức kỷ lục.
Mục Lục
Kỷ lục thế giới về trận đấu bóng đá nữ ở độ cao lớn nhất
Hiện kỷ lục thế giới được ghi nhận cho một trận đấu bóng đá theo luật FIFA là ở độ cao 5.714m. Cuộc so tài diễn ra ở sân bóng “Bình đẳng”, trên miệng của một ngọn núi lửa tại đỉnh Kilimanjaro, Tanzania vào ngày 24/6/2017, cũng do các cầu thủ nữ tổ chức. Trận đấu mang thông điệp chống bất bình đẳng giới và được tài trợ bởi kênh truyền hình BeIN Sports.
Thông thường, các trận đấu của đội tuyển Bolivia tại SVĐ Hernando Siles ở độ cao 3.637m. Cũng đã khiến những vị khách danh tiếng như Brazil hay Argentina xây xẩm mặt mày. Vì không khí quá loãng. Tháng 5/2007, FIFA từng áp lệnh cấm tổ chức các trận đấu vòng loại World Cup ở độ cao 2500m so với mực nước biển. Tức là trừ Santa Cruz, không có thành phố nào của Bolivia có sân đạt tiêu chuẩn trên. Nhưng sau đó, FIFA phải dỡ bỏ luật vì sự phản đối của Tổng thống Bolivia. “Cậu bé vàng” Diego Maradona và các quan chức bóng đá Nam Mỹ.
Trận đấu của nhóm Cholitas Climbers khó lập kỷ lục
Trận đấu do nhóm Cholitas Climbers không đầy đủ mỗi bên 11 người. Nên rất khó để được ghi danh vào sách kỷ lục. Dẫu vậy, sự kiện vẫn thu hút đông đảo sự quan tâm của các hãng truyền thông lớn. Cholitas Climbers được thành lập vào năm 2015, gồm chủ yếu là các hướng dẫn viên du lịch leo núi Bolivia. Năm 2019, nhóm từng gây tiếng vang khi chinh phục thành công đỉnh núi cao nhất Nam Mỹ, Aconcagua, tại Chile.
Môn bóng đá nữ và những ẩn khuất về sự công bằng
Xuất hiện khi nào?
Môn bóng đá nữ được chính thức đưa vào hệ thống Olympic kể từ năm 1996 tại Atlanta (Mỹ). Tại World Cup, bóng đá nữ xuất hiện từ năm 1991. Tương tự, Giải vô địch bóng đá nữ Nam Mỹ, Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu, Cúp bóng đá nữ châu Á, Giải bóng đá nữ vô địch câu lạc bộ châu Âu… cũng xuất hiện từ lâu.
Có thể nói, hệ thống các giải đấu của bóng đá nữ cũng đầy đủ và phong phú không thua kém nhiều so với bóng đá nam. Nhưng vẫn không thu hút được người hâm mộ. Không chỉ ở các khu vực vùng trũng của bóng đá thế giới, ngay cả ở những cường quốc thể thao phát triển thì bóng đá nữ cũng không được quan tâm bằng bóng đá nam.
Có bất bình đẳng không? Có thiên vị không? Câu trả lời là có. Dường như người hâm mộ quá quen với những pha bóng máu lửa. Cùng những tình huống chơi bóng đỉnh cao của các cầu thủ nam. Trong khi đó, trận đấu bóng đá nữ cũng đâu thiếu pha bóng hay, những tình huống va chạm quyết liệt…
Bình đẳng hóa bóng đá nam và nữ
Lãnh đạo Liên đoàn bóng đá thế giới, lãnh đạo các liên đoàn bóng đá châu lục, quốc gia cần có giải pháp, phương hướng để nâng tầm bóng đá nữ. Rất khó để đòi hỏi quyền lợi bóng đá nữ có thể sánh ngang với bóng đá nam. Nhưng chí ít các cầu thủ nữ cần được tôn trọng và được đặt ở đúng vị thế, vai trò của bộ môn thể thao hàng đầu.